[giaban]580000[/giaban]

[giacu][/giacu]

[hot] Mới [/hot]

[masp]68000022[/masp]

[giaodich]121 [/giaodich]

[mota]


[/mota]

[chitiet]


Thông số kĩ thuật
Analog bandwidth: 0 - 200KHz
Sampling rate: 1Msps max
Sensitivity: 10mV/Div - 5V/Div
Sensitivity error:
Vertical resolution: 12-bit
Timebase: 10us/Div - 500s/Div
Record length: 1024 points
Built-in 1KHz/3.3V test signal
Waveform frozen (HOLD) available
Save/recall waveform





Digital Oscilloscope DSO138, đồ giá rẻ không thể bỏ qua


Như các bạn đã biết, nếu bạn làm điện tử thì một trong những thiết bị các bạn cần có trên bàn là oscilloscope, hay còn gọi là máy hiện sóng. Công dụng chính của máy này chỉ để chọc vào mạch và đo, còn việc đo cái gì là quyền của bạn :v Tuy nhiên giá oscilloscope hiện nay cũng khá cao so với mặt bằng sinh viên, nhất là các loại có chức năng readout. Sau một hồi ngâm cứu trên mạng thì mình quyết định móc thẻ ra mua một con DSO138 về để test thử xem sao. Loại này được review khá tốt về tính năng, ngoại hình, thiết kế và có tỉ số P-P khá tốt theo đánh giá.
Máy hiện sóng DSO138 1



Ấn tượng ban đầu chính là cách đóng gói của người bán hàng. Do mình mua loại đã được lắp ráp + căn chỉnh nên board mua về được đóng gói rất cẩn thận bằng bọc bong bóng trên dưới 10 lớp. Cảm giác khi bóc cái bọc ra mỏi tay lắm mới thấy được món hàng. Phụ kiện đi kèm cũng chỉ bao gồm 1 que đo, không có adapter nguồn đi kèm theo và 2 tờ giấy HDSD + schematic.

Sau khi kiểm tra sơ qua tình trạng món hàng thì đã tới lúc boot em nó lên lần đầu
Máy hiện sóng DSO138 3


Ok, mọi thứ nhìn có vẻ ổn, firmware là phiên bản mới nhất nên cũng không cần update lên nữa.

Máy hiện sóng DSO138 5


Và em nó đã lên hình. Thử cắm probe vào và đo thôi.
Máy hiện sóng DSO138 7


Đây là dây probe đo đi kèm theo kit. Đồ giá rẻ, chất lượng chỉ ở mức chấp nhận được. Thử đo xung ra ở testpoint thôi.

Máy hiện sóng DSO138 9


Okay đang để DC coupling nên nhìn chuẩn hơn, đo ra khá ổn định.
Máy hiện sóng DSO138 11


Đo xung test của con DSO138 ra, khá chuẩn (dù con oscillo dùng để đo này đã lâu không calib).
Máy hiện sóng DSO138 13


Đo xung calib của con oscilloscope bên trên, xung bị lệch đôi chút, cần calib lại thật rồi.

Máy hiện sóng DSO138 15


Chất lượng PCB ở mức tương đối, có thể bị xước lớp silkscreen. Linh kiện cũng chỉ ở mức thường, tuy nhiên không thể đòi hỏi hơn với đồ giá rẻ thế này. Bộ não của nó là một con vđk STM32.
Máy hiện sóng DSO138 17


PCB được hàn sẵn linh kiện, chất lượng hàn khá ổn.
Máy hiện sóng DSO138 19


Một nhược điểm lớn của oscilloscope này là que đo của nó rất dễ bị nhiễu, như ở đây là để không đo gì.

+ TỔNG KẾT:

- Ưu điểm:
1. Giá rẻ, vừa phải với túi tiền nếu yêu cầu không cao
2. Thiết kế khá tốt
3. LCD màu
4. Có digital readout
5. Cơ động được do có thể dùng nguồn pin 9V (và làm việc cho đến khi tụt xuống còn 7V)
6. Tiêu thụ khá ít dòng (spec 12V - 120mA, khi đo khoảng 12V - 133mA)

- Nhược điểm:
1. Tần số đo tối đa được chỉ khoảng 200kHz (tuy nhiên khi thử nghiệm có thể lên tới 600kHz mặc dù gần như k thể readout được thông số nào khác)
2. Que đo bị nhiễu từ rất nhiều nguồn, nhất là nguồn điện lưới
3. Bị méo khi đo trên 100kHz
4. Nút nhấn + công tắc có chất lượng không cao, có thể cần thay thế nếu sử dụng sau một khoảng thời gian
5. Jack BNC có chất lượng không cao cũng ảnh hưởng tới độ chính xác của phép đo

Tuy còn nhiều lỗi và giới hạn nhưng phải nói rằng với tầm giá rẻ như thế thì Chị Na đã làm một việc rất tốt khi tạo ra một chiếc oscilloscope giá rẻ và có thể hoạt động tốt như vậy. Đối với người chuyên nghiệp thì nó không thể đáp ứng được nhu cầu của họ nhưng đối với những hobbyist hoặc những người bắt đầu học thì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Tóm lại, hãy mua nó nếu bạn có thể. Thiết bị trên bàn làm việc không bao giờ là thừa.

Máy hiện sóng DSO138 21

Máy hiện sóng DSO138 23

Máy hiện sóng DSO138 25

[/chitiet]







    Không có nhận xét nào: